DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG TẾT 2024

Chia sẻ kiến thức
10/11/2023

Xu hướng mua sắm tiêu dùng ngày càng có nhiều sự thay đổi. Do vậy, việc cập nhật xu hướng trong thời điểm cận Tết của các nhãn hàng để triển khai chiến dịch truyền thông hiệu quả là điều tất yếu để thúc đẩy tăng trưởng cuối năm.

Bài viết này sẽ cập nhật các xu hướng tiêu dùng và xu hướng truyền thông thịnh hành để các nhãn hàng nắm bắt và triển khai để đạt được hiệu quả ở giai đoạn này.

1. Xu hướng mua sắm tiêu dùng phổ biến

1.1. Mua sắm online: trên các sàn TMĐT và Social Commerce

Thói quen mua sắm online vẫn tiếp tục duy trì và không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay bởi sự tiện lợi của chúng đem lại. Hơn nữa, không chỉ giới hạn ở việc mua sắm trực tuyến thông qua các sàn TMĐT truyền thống, mọi người hiện đang có xu hướng dịch chuyển sang cách mua sắm trực tuyến thông qua livestream hoặc qua Social Commerce. Người dùng ngày càng thông minh hơn trong việc lựa chọn mua hàng thông qua các review, đánh giá trên website, bài viết.

1.2. Mua sắm kết hợp với giải trí (Shopertainment)

Quá trình quyết định mua hàng ngày nay không chỉ đơn giản là chọn sản phẩm và thực hiện giao dịch, mà nó đã trở nên phức tạp hơn. Khách hàng đòi hỏi yêu cầu cao hơn, nên các hoạt động mua sắm cần tạo ra nhiều tương tác thú vị, các trò chơi hấp dẫn cũng như sử dụng công nghệ mới nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo.
Người bán hiện nay không chỉ cung cấp thông tin và hình ảnh về sản phẩm, mà họ còn cần kết hợp giữa giải trí và nội dung chất lượng để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, để tạo ấn tượng mạnh mẽ và thúc đẩy quyết định mua hàng.

 

 

1.3. Xu hướng Webrooming và Showrooming

Webrooming ( xem sản phẩm trên web rồi đến cửa hàng mua) và Showrooming ( xem sản phẩm tở cửa hàng rồi đặt mua trên web) là hai hình thức cũng đang được áp dụng đối với khá nhiều người. Họ cần kiểm tra sản phẩm kỹ càng trước khi ra quyết định mua sản phẩm

2. Xu hướng truyền thông của các nhãn hàng

2.1. Truyền thông Video Ngắn dạng dọc

Theo thống kê, trung bình 1 ngày người dùng thường sử dụng điện thoại di động trên 6 tiếng/ mỗi ngày, trong đó 2/3 thời lượng sử dụng cho hoạt động giải trí, mạng xã hội và các nền tảng mua sắm... Do vậy, họ có xu hướng tập trung tới các video ngắn mà vẫn truyền tải đầy đủ thông tin. Đặc biệt, hơn 62 triệu người sử dụng smartphone nên truyền thông dạng video dọc hiển thị trên mobile càng trở nên ưa chuộng.

2.2. Quảng cáo thông qua KOC/KOL

Một hình thức không thể thiếu với các chiến dịch truyền thông đó là sử dụng hình ảnh KOC/ KOL truyền tải thông điệp, tạo nên xu hướng truyền thông. Sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng là một phần thu hút sự quan tâm của moi người, đồng thời cũng tạo được sự tin tưởng và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu một cách tốt hơn.

2.3. Format quảng cáo kích thích tương tác

Một xu hướng truyền thông đang được ưa chuộng trên thị trường quảng cáo hiện nay là tích hợp các trải nghiệm thú vị ngay trên các format quảng cáo online như Vòng quay may mắn, Rút thăm trúng thưởng, Đếm ngược nhận quà.... Sử dụng xu hướng này sẽ đem lại tín hiệu tích cực giúp nhãn hàng có thể dễ dàng tiếp cận được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. 

 


2.4. Quảng cáo đa kênh

Giải pháp truyền thông luôn được đẩy mạnh dịp cuối năm đó là quảng cáo đa kênh. Sự kết hợp truyền thông trên nhiều nên tảng sẽ là yếu tố quan trọng để giúp nhãn hàng chinh phục khách hàng tiềm năng trên nhiều nền tảng xã hội, giúp nhãn hàng có thể mở rộng tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số cuối năm

Do vậy, cập nhật xu hướng truyền thông là điều quan trọng để các nhãn hàng có thể nắm bắt và đưa ra những chiến lược truyền thông phù hợp

Box báo giá - vận hành